【Blockchain】Cơ bản về Blockchain và các ứng dụng thực tiễn

【Blockchain】Cơ bản về Blockchain và các ứng dụng thực tiễn

Trong những năm gần đây, ngoài một số công nghệ hot trend nổi lên “như một vị thần” chẳng hạn như AI, IoT, Big Data, Serverless… thì không thể không kể đến Blockchain.
Mặc dù đã xuất hiện và được đề cập đến từ năm 2008 nhưng đến giờ Blockchain vẫn còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người và chưa có nhiều ứng dụng thực tiễn ngoài việc được sử dụng trong giao dịch và thanh toán bằng tiền điện tử.

Hiện nay đã có thêm một số ứng dụng trong việc truy vết sản phẩm – Product tracking, hoặc trong y tế và giáo dục, tuy nhiên các dự án này vẫn còn đang trong giai đoạn startup và vẫn còn vướng phải một số khó khăn về mặt “mass adoption” hay nôm na là làm thế nào để user chuyển từ service truyền thống sang sử dụng service Blockchain, đặc biệt là sự ủng hộ và tin tưởng từ phía chính phủ.

Với một vài hiểu biết hạn hẹp về Blockchain thì mình xin được trình bày sơ lược khái niệm Blockchain, Smart Contracts và các ứng dụng thực tiễn của Blockchain tại thời điểm hiện tại và trong tương lai gần.

1. Blockchain là gì?

Blockchain là một công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán (decentralized), lưu trữ thông tin về Smart Contracts và các transactions đã được mã hóa trong các block liên kết với nhau và mở rộng không ngừng theo thời gian. Mỗi khối đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm theo dữ liệu về các transactions.
Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

2. Smart Contracts là gì?

Smart Contracts là một đoạn code được lưu trữ trên Blockchain và sẽ tự động thực thi khi thỏa một số điều kiện nhất định nào đó (được định nghĩa trong source code).
Như tên gọi của nó thì Smart Contracts về cơ bản vẫn giống với hợp đồng giấy thông thường đó chính là việc thỏa thuận giữa các bên với nhau về quyền lợi hoặc các điều kiện ghi trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng giấy thông thường, nếu các điều kiện ghi trong hợp đồng được thỏa mãn hoặc là một trong các bên vi phạm điều khoản hợp đồng thì sẽ nhờ bên thứ 3 can thiệp giải quyết.
Tuy nhiên Smart Contracts khác với hợp đồng thông thường ở chỗ là không cần có sự can thiệp của bên thứ 3 mà những điều đã ghi trong hợp đồng đều sẽ được thực thi một cách tự động nếu thỏa điều kiện, kết quả là có thể loại bỏ được sự cần thiết của nhân lực trung gian, đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch.
Nếu như vậy thì giả sử người tạo Smart Contracts cố ý sửa lại các điều kiện ghi trong hợp đồng sau khi đã deploy lên Blockchain thì như thế nào? Câu trả lời là hoàn toàn không thể. Vì bản chất của Blockchain là không thể thay đổi nội dung của các block trước đó, do đó việc sửa đổi nội dung Smart Contracts là điều không thể xảy ra.

3. Một số ứng dụng thực tiễn của Blockchain:

3.1. Chuỗi cung ứng, logictics và truy vết sản phẩm:

※IBM Blockchain for supply chain:

“Quản trị chuỗi cung ứng” bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics.
Để quản trị tốt chuỗi cung ứng là một bài toán được đặt ra từ trước đến nay. Tuy những năm gần đây đã có sự cải tiến đáng kể nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin và IoT, nhưng đâu đó vẫn còn một số hạn chế nhất định trong viện quản lý chuỗi cung ứng. Cụ thể như để nắm rõ tình trạng và điều kiện mỗi sản phẩm trong chuỗi cung ứng, từ vật liệu thô tới việc phân phối đến các hệ thống, phương tiện vận chuyển từ công xưởng đến công ty, các đại lý, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới tới tay người tiêu dùng là điều rất quan trọng.
Ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng cho phép minh bạch hóa bằng một hồ sơ chia sẻ quyền sở hữu và vị trí của các phần, các sản phẩm trong thời gian thực.

https://www.ibm.com/blockchain/industries/supply-chain

※IBM Food Trust:

Nói đến vấn đề thực phẩm thì không thể không nói đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Mạng lưới phức tạp của ngành công nghiệp thực phẩm, từ quá trình nuôi trồng của nông dân cho tới các nhà bán lẻ, khiến cho việc theo dõi nguồn gốc, cũng như các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên khó khăn.
Blockchain có thể cải thiện tính minh bạch và hiệu quả trong việc tìm ra những loại thực phẩm có thể bị ô nhiễm và ở đâu trong suốt chuỗi cung ứng.

https://www.ibm.com/blockchain/solutions/food-trust

※Provenance:

Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi sự minh bạch về các sản phẩm họ mua và tiêu dùng. Do đó để đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu và sản xuất sản phẩm, Provenance sử dụng blockchain để cung cấp quá trình chăm sóc và chứng nhận của chuỗi cung ứng.

https://www.provenance.org/

※Blockverify:

Với tuyên bố “đưa tính minh bạch vào chuỗi cung ứng”, Blockverify tập trung vào các giải pháp chống hàng giả bằng cách sử dụng blockchain để xác định các sản phẩm giả mạo, hàng hóa bị đánh cắp và các giao dịch gian lận.

http://www.blockverify.io/

※OriginTrail:

Đã được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, ngày càng nhiều ứng dụng được lên kế hoạch cho OriginTrail, một nền tảng cho phép người tiêu dùng biết hàng hóa họ mua đến từ đâu và cách chúng được sản xuất.

https://origintrail.io/

※De Beers:

De Beers khai thác, giao dịch và buôn bán hơn 30% nguồn cung ứng kim cương của thế giới. Công ty có kế hoạch sử dụng một sổ cái blockchain để phác họa kim cương, từ mỏ khai thác tới đơn hàng của khách. Nhờ tính minh bạch này, nó sẽ giúp ngành công nghiệp và bất cứ ai muốn xác minh, xác nhận kim cương không vướng vào các vụ việc phức tạp. Fura Gems cũng có kế hoạch sử dụng blockchain trong quá trình cung cấp ngọc lục bảo, hồng ngọc và các loại đá quý khác.

https://www.reuters.com/article/us-anglo-debeers-blockchain/de-beers-tracks-diamonds-through-supply-chain-using-blockchain-idUSKBN1IB1CY

3.2. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe:

※MedicalChain:

Công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đầu tiên sử dụng công nghệ blockchain để tạo thuận lợi trong việc lưu trữ và sử dụng hồ sơ y tế điện tử để cung cấp trải nghiệm y học từ xa (telemedicine) hoàn chỉnh. Họ là các bác sĩ thực tế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Anh và muốn thay đổi hệ thống này từ bên trong.

https://medicalchain.com/en/

※MedRec:

Để cung cấp cho bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ y tế truy cập an toàn vào hồ sơ của bệnh nhân, MedRec sử dụng blockchain để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và các quy trình lặp lại trong việc tiến hành thủ tục giữa các cơ sở và nhà cung cấp khác nhau. Bệnh nhân cũng có thể truy cập vào hồ sơ y tế của họ để nghiên cứu.

https://medrec.media.mit.edu/

※Nano Vision:

Tìm kiếm động lực đổi mới y tế thoát khỏi cách lưu trữ dữ liệu truyền thống và các hệ thống hồ sơ không tương thích, Nano Vision kết hợp sức mạnh của blockchain và trí tuệ nhân tạo để thu thập dữ liệu trên Nano Tokens. Trí tuệ nhân tạo sau đó sẽ tìm xu hướng và phân tích sự kết nối dẫn đến những đột phá trong y học.

https://nanovision.com/

※Gem:

Với mục tiêu cung cấp cho bệnh nhân cách kiểm soát hồ sơ bệnh án và dữ liệu di truyền của họ bằng cách sử dụng giải pháp blockchain, Gem cũng đã hợp tác với Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh để thử nghiệm việc sử dụng blockchain nhằm theo dõi các bệnh truyền nhiễm.

https://enterprise.gem.co/health/

3.3. Bất động sản:

※BitProperty:

Sử dụng blockchain và hợp đồng thông minh, BitProperty cho phép bất cứ ai ở bất cứ nơi nào trên thế giới (trừ Mỹ và Nhật Bản, do các vấn đề về pháp lý) đều có thể đầu tư vào bất động sản.

https://blog.btptoken.io/

※Deedcoin:

Thay vì một khoản hoa hồng 6% trong ngành bất động sản, với Deedcoin, mức phí chỉ là 1% và kỳ vọng vào cách mới cho người mua và bán nhà kết nối với các đại lý bất động sản chấp nhận mức hoa hồng thấp hơn.

https://www.deedcoin.com/

3.4. Từ thiện:

※BitGive:

Nền tảng gây quỹ toàn cầu này ứng dụng Bitcoin và công nghệ blockchain để đem lại sự minh bạch hơn cho các nhà tài trợ bằng cách chia sẻ thông tin tài chính và dự án theo thời gian thực. Save the Children, The Water Project và Medic Mobile là một trong số những tổ chức từ thiện làm việc với BitGive.

https://www.bitgivefoundation.org/

※AidCoin:

Một nghiên cứu cho thấy có 43% số người khảo sát không tin tưởng vào hoạt động từ thiện. AidCoin kỳ vọng sẽ cải thiện được niềm tin đó bằng hợp đồng thông minh và tiền mã hóa, và làm cho ngành phi lợi nhuận này trở nên minh bạch hơn.

https://www.aidcoin.co/?lang=en

3.5. Và còn rất rất nhiều các ứng dụng khác như dịch vụ tài chính, giáo dục, bầu cử điện tử, bảo hiểm…

Hãy thử tưởng tượng bạn là một nhà tuyển dụng và đang muốn xác thực trình độ học vấn của các ứng viên, với blockchain mọi thứ đều minh bạch, do đó quá trình học tập, điểm số, thông tin bằng cấp của các ứng viên đều sẽ được ghi lại vào sổ cái và có thể được xác thực bất cứ lúc nào. Hy vọng rằng trong tương lai gần sẽ không còn tình trạng dở khóc dở cười “thủ khoa 3 môn 1 điểm” đáng tiếc xảy ra nữa.
Ngoài ra, nếu như blockchain được “cho phép” ứng dụng vào bầu cử điện tử, thì kết quả của các cuộc bỏ phiếu đều sẽ được minh bạch, bất kỳ ai cũng có thể theo dõi diễn biến một cách realtime, từ đó sẽ có niềm tin vào chính phủ hơn.

4. Những “gã khổng lồ” và blockchain:

Blockchain là một công nghệ mang tính đột phá, nếu được sử dụng đúng mục đích thì sẽ có thể tạo nên một cuộc cách mạng mới về công nghệ. Blockchain kết hợp với IoT, Machine Learning… sẽ có thể tạo ra những bước đột phá, tạo ra các ứng dụng thông minh, minh bạch nhằm phục vụ lợi ích con người, đưa chất lượng cuộc sống lên một tầm cao mới.
Do đó không lạ gì khi mà các ông lớn về công nghệ đã rục rịch chuyển mình, đầu tư vào phát triển blockchain từ những năm gần đây.
Mình xin điểm qua một số dịch vụ, ứng dụng của các ông lớn như sau.

4.1. AWS:

AWS rất nhanh tay khi đã cho ra đời một số sản phẩm và dịch vụ về blockchain như:
– Amazon QLDB: https://aws.amazon.com/qldb/
– Amazon Managed Blockchain: https://aws.amazon.com/managed-blockchain/
– AWS Blockchain Templates: https://aws.amazon.com/blockchain/templates/
– AWS Blockchain Partners: https://aws.amazon.com/partners/blockchain/

Và đã được một số khách hàng lớn sử dụng như: Healthdirect Australia, The Guardian Life Insurance Company, Smaato, The Depository Trust & Clearing Corporation (DTCC)…

Nguồn: https://aws.amazon.com/blockchain/

4.2. Microsoft Azure:

Không thể làm ngơ với blockchain, ông lớn Microsoft cũng cho ra đời các dịch vụ về blockchain như sau:
– Azure Blockchain Service: https://azure.microsoft.com/en-us/services/blockchain-service/
– Azure Blockchain Workbench: https://azure.microsoft.com/en-us/features/blockchain-workbench/

4.3. IBM:

Như bên trên mình đã trình bày, IBM cũng đã nghiên cứu và phát triển các giải pháp về blockchain phục vụ cho việc quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm và logistics.
– IBM Blockchain for supply chain: https://www.ibm.com/blockchain/industries/supply-chain
– IBM Food Trust: https://www.ibm.com/blockchain/solutions/food-trust

4.4. Hewlett Packard Enterprise (HPE):

Ông này cũng đã và đang nghiên cứu, phát triển các giải pháp về blockchain phục vụ cho doanh nghiệp.
https://www.hpe.com/us/en/solutions/blockchain.html

4.5. Rakuten:

Rakuten cũng chơi lớn đầu tư hẳn Rakuten Blockchain Lab để chuyển nghiên cứu và phát triển các ứng dụng blockchain về e-commerce và fintech.
Ngoài ra còn có thông tin về việc ông này đang phát triển Rakuten Coin – một loại cryptocurrency và xây dựng một sàn giao dịch cryptocurrency sẽ ra mắt trong mùa hè năm nay.
https://techcrunch.com/2018/02/27/rakuten-will-roll-its-9b-loyalty-program-into-a-new-blockchain-based-cryptocurrency-rakuten-coin/
https://cointelegraph.com/news/japanese-e-commerce-giant-rakuten-to-launch-its-crypto-exchange-in-june

4.6. Và còn rất nhiều các ông lớn khác nữa…

https://www.google.com/search?q=blockchain+and+the+tech+giants

5. “Shut up and show me the source code!”:

Lý thuyết nãy giờ cũng nhiều rồi, vậy thì để xây dựng một blockchain, hay đơn giản hơn là một DApp (Decentralized Applications) hoạt động trên một blockchain có sẵn thì phải làm như thế nào, có tools hỗ trợ không, viết bằng ngôn ngữ gì…
Như ở trên mình đã nói qua thì hiện nay việc xây dựng một DApp trở nên không còn là điều khó khăn nữa, vì đã có rất nhiều SDK hỗ trợ từ các ông lớn như AWS cung cấp các templates để việc xây dựng DApp trở nên dễ dàng hơn với AWS Blockchain Templates hay Microsoft Azure với Azure Blockchain Workbench. Hoặc platform đang được ưa chuộng như NEO SDK hỗ trợ các ngôn ngữ C#, Java, Kotlin, Python…
Cá nhân mình thì có hứng thú với Forge SDK vừa được ra mắt của ArcBlock hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ thông dụng như JS, Python, Java… và theo như lời ArcBlock quảng cáo là có thể xây dựng DApp trong vòng chỉ có 5 phút.
Còn bạn nào thích C# thì có Stratis Platform và một số các platform khác nữa.

Bảng so sánh Forge Framework của ArcBlock với các framework khác

Vì phạm vi bài viết này chủ yếu là giới thiệu sơ qua về khái niệm cũng như ứng dụng của blockchain nên cụ thể về guide xây dựng một DApp thì mình sẽ trình bày trong bài viết tới.

Rất cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *