Raspberry Pi – Tạo một thiêt bị máy tính cho riêng bản thân

Raspberry Pi là một bảng mạch máy tính nhỏ gọn, được phát triển bới một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận ở vương quốc Anh trong trường nghiên cứu về khoa học máy tính. Mô hình này sau khi phát triển đã được mọi người đón nhận ngoài dự đoán và được sử dụng bán ra thị trường bên ngoài. Ban đầu nó được sử dụng để nghiên cứu về khoa học với mục đích sử dụng cho robot, sau này nó được phát triển hơn về các công nghệ khác.

Đến nay Raspberry Pi đã phát triển được rất nhiều phiên bản khác nhau với cấu hình khác nhau. Trên bo mạch của Pi về cơ bản có CPU, GPU, RAM, khe cắm thẻ microSD, Wi-Fi, Bluetooth và cổng USB 2.0. Sau đây là cấu hình cơ bản của Raspberry Pi 3 Model B+:

  • SoC: Broadcom BCM2837B0, Cortex-A53 (ARMv8) 64-bit SoC @ 1,4 GHz
  • RAM: 1 GB LPDDR2 SDRAM
  • Wi-Fi b/g/n/ac
  • Bluetooth 4.2, BLE
  • Gigabit Ethernet over USB 2.0 (maximum throughput 300 Mbps)
  • 40-pin GPIO
  • HDMI
  • 4 x cổng USB 2.0
  • Khe cắm thẻ Micro SD
  • Hỗ trợ Power-over-Ethernet (PoE)
  • Cải thiện PXE network và USB mass-storage booting
  • Tản nhiệt tốt hơn Model B
    Để thuận tiện cho việc cài đặt và lập trình chũng ta có thể lắp đặt các thiệt bị ngoại vi như bàn phím, chuột, màn hình vào Pi cho tiện sử dụng.

Để chạy được các phần mềm bằng Raspberry Pi, ta có thể cải đặt các hệ điều hành phổ biển chạy trên nên tảng linux. Một số Distributions Linux (nhúng) chạy trên Raspberry Pi có thể kể đến như Raspbian, OSMC, OpenELEC...

Điều đặc biệt để Raspberry Pi khác biệt so với máy tính để bàn là bạn có thể dễ dàng liên kết Pi với các bảng mạch của các thiết bị cảm ứng khác như cảm ứng nhiệt, cảm ứng độ ẩm... để có thể tính toán được các đặc tính của môi trường từ đó lập trình ra các Apps ứng dụng tiện ích trên các thông số thu được.

Sử dụng Raspberry Pi là một bước cơ bản cho việc tiếp cận với một chiếc máy tính. Nó rất phù hợp với trẻ ẻm và một số người yêu thích sâu về phần cứng hay các thiệt bị ngoại vi. Ngoài ra nó có thể custom trở thành một thiết bị chuyên dụng với từng mục đích sử dụng. Dưới đây có thể liệt kê được ra các ứng dụng của Pi:

  • Đầu coi phim HD giống như Android Box, hỗ trợ KODI đầy đủ.
  • Máy chơi game cầm tay, console, game thùng. Chơi như máy điện tử băng ngày xưa, giả lập được nhiều hệ máy.
  • Cắm máy tải Torrent 24/24.
  • Dùng làm VPN cá nhân.
  • Biến ổ cứng bình thường thành ổ cứng mạng (NAS).
  • Làm camera an ninh, quan sát từ xa.
  • Hiển thị thời tiết, hiển thị thông tin mạng nội bộ...
  • Máy nghe nhạc, máy đọc sách.
  • Làm thành một cái máy Terminal di động có màn hình, bàn phím, pin dự phòng để sử dụng mọi lúc mọi nơi, dò pass Wi-Fi...
  • Làm thiết bị điều khiển Smart Home, điều khiển mọi thiết bị điện tử trong nhà.
  • Điều khiển robot, máy in không dây từ xa, Airplay...
    ...

Vậy làm thế nào để có thể lập trình được qua Raspberry Pi. Sau đây là các bước cơ bản cho việc lập trình trên Pi

Bước 1: Mua các dụng cụ cần thiết

Đầu tiên bạn hãy lên amazon.co.jp để mua về Raspberry Pi và các thiết bị cần thiết như thẻ nhớ, dây nối. Nếu chưa có chuột, bán phím, màn hình thì nên mua luôn một thể.

Có thể mua set tại đây

Bước 2: Cài cắm môi trường

Có rất nhiều hệ điều hành đang được phát triển để sử dụng cho Raspberry Pi. Đứng đầu vẫn là rasbian với độ tiện dụng và giao diện đẹp giống như Windows/Mac/Linux. Bạn có thể download tại đây
Sau khi download về, thì tiến hành cài vào trong thẻ nhớ.
Sau đó cắm thẻ nhớ, chuột, bán phím, màn hình vào Pi và sử dụng.

Sau khi cài đặt xong bạn có thể sử dụng Pi như một máy tính cá nhân bình thường. Trong Hệ điều hành có các phần mềm văn phòng, Game, Browser vào Internet để bạn có thể sử dung. Có thể sử dụng Wi-fi và Bluetooth

Kết luận

Raspberry Pi rất dễ sử dụng cho trẻ em trong việc học lập trình. Nó cũng có rất nhiều tiện ích kèm với có thể kết nối với nhiều thiêt bị để có thể tạo ra một thiết bị sử dụng riêng biệt tùy với người sử dụng, rất tốt cho các dự án IoT. Ngoài ra Pi còn có giá thành khá rẻ, tiêu thụ năng lượng thấp, và cấu hình GPU mạnh mẽ. Tuy nhiên khả năng chạy ổn định của nó chưa cao nên không được đưa vào các dự án trong nhà máy, xí nghiệp.
Phân tiếp theo sẽ hướng dẫn cách tạo một thiết bị ứng dụng nho nhỏ sử dụng Raspberry Pi đó chính là máy điện tử cầm tay Gameboy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *