Tất tần tật về PMP : Phần 2 – Bí quyết from Zero to … Pro

Tất tần tật về PMP : Phần 2 – Bí quyết from Zero to … Pro

Chào các bạn, mình đã quay trở lại rồi đây…
Kể từ lần trước viết phần một thì tới giờ đã tròn 4 tháng. Trong suốt 4 tháng đó thì mình bị tương đối nhiều anh em mắng chửi 🙁
Nào là sao mày thả thính 1 bài rồi chạy luôn thế? Anh có cảm hứng học thi từ lúc đọc bài viết của chú, nhưng mà chú chưa viết xong thì anh thi xong rồi này ahihi…
Thế nên lần này mình hạ quyết tâm viết hết serie bài này luôn và không để tình trạng lười biếng xảy ra nữa.
Ở bài trước mình đã giới thiệu dến các bạn biết PMP là cái? Điều kiện lấy PMP ra sao. Như đã nói ở cuối bài trước là bài này mình sẽ chia sẻ bí quyết học của mình, làm thế nào để có thể vươn mình từ zero to hero (chém tí, ahihi)

Khái quát về kiến thức thi PMP
Kiến thức của PMP được chia thành nhiều Knowledge Areas, trong mỗi Knowledge Areas đều có các Process Group, và trong các Process Group đó sẽ có các process cần thiết để phát triển dự án.
Có tổng cộng 49 Process trong quá trình phát triển dự án, 49 miếng ghép này sẽ ghép lại thành một bức tranh tổng thể về công việc của một nhà quản lý dự án chuyên nghiệp.
Một nhà quản lý dự án chuyên nghiệp đều phải hiểu và nắm rõ được các process đó gồm có Input là gì, làm như thế nào để ra được output(sử dụng tool & techniques nào), và dĩ nhiên Output bao gồm những gì. Những cái đó gọi là ITTO (Input – Tool & Technique – Output)
Vậy câu hỏi đặt ra là có cần phải học thuộc ITTO ?
Mình có tham khảo rất nhiều diễn đàn thì các anh em nói là phải học thuộc ITTO, cũng có những anh em khác nói là không cần thuộc ITTO.
Mình theo trường phái thứ 2 do rất ngại học thuộc – mình địng không học thuộc ITTO mà chỉ học để hiểu rõ ITTO – nhưng có cái hơi buồn cười là các bạn học hiểu rõ ITTO trong các process thì cũng auto thuộc các process đó luôn 😀

1. Resource học

Resource cho việc học thi PMP thì quá nhiều, nhiều đến mức càng tìm kiếm thì bạn sẽ càng thấy nhiều thông tin khiến cho bạn cảm thấy bối rối không biết bắt đầu từ đâu.
Mình cũng đã gặp phải tình trạng tương tự đó, nhưng sau khi tham khảo ý kiến, kinh nghiệm học của các anh em trên các diễn đàn thì mình chốt lại 4 tài liệu sau để học.

Head First PMP – 4th Edition
Cứ khi nào học cái gì mới là mình hay đi tìm mấy giáo trình for dummies, những giáo trình mà ngay cả khỉ, vượn… cứ đọc là hiểu ngay.
Và series sách Head First của O’Reilly là series cho em chã mà mình rất thích. Thế nên cuốn sách đầu tiên mà mình đọc để tiếp cận PMP chính là sách HF này.
Sách HF viết không kỹ như các sách khác, ai học sách này xong thì cũng không thể thi PMP ngay và luôn được đâu. Nhưng bù lại nó sẽ giúp cho các anh em tiếp cận các kiến thức của PMP theo cách dễ dàng, vì họ sử dụng rất nhiều tranh ảnh để anh em dễ đọc, dễ nhớ… các concept cũng toàn các ví dụ thực tế rất dễ hiểu.
Đối với các anh em mới tiếp cận PMP thì mình nghĩ đây là tài liệu must read! Còn với các anh em làm quản lý dự án lâu rồi, nắm hết được concept cơ bản của PMP rồi thì đọc sách này cũng không đem lại nhiều giá trị lắm.

Rita Mulcahy’ PMP exam Prep – 9th Edition
Về Rita thì đối với nhiều anh em đây là kinh thánh, chỉ cần học thuộc quyển sách gần 1k trang này là có thể thi PMP dễ như ăn bánh, không cần học PMBOK cũng được.
Ấn tượng của mình khi mở quyển sách này ra lần đầu là thôi xong, nhiều chữ thế này đọc đến mùa nào mới xong… Lúc đầu cũng hơi bối rối chút nhưng học một thời gian thì cũng quen.
Khác với sách HF dành cho em chã thì Rita dành cho đối tượng đã có một lượng kiến thức PMP nhất định, sách không có nhiều case study như như HF nhưng giải thích rất kỹ về từng mảng kiến thức trong đó.

PMBOK® Guide – 6th Edition
Đây là sách chính thức của việc học thi PMP nên đương nhiên nó cũng là resource cần cho quá trình học thi rồi.
Tuy nhiên kiến thức trong sách PMBOK ở mức liệt kê và không có giải thích nên khá là khó đọc. Trong quá trình học thi thì mình có mở quyển này ra đọc qua 1 lần nhưng mà đọc qua là chính chứ không đọc kỹ vì khó đọc quá.
Để cho các bạn dễ hình dung thì mình tạm ví PMBOK như là bát cơm nguội rất khó ăn, còn sách Rita như là bát cơm nóng có kèm theo thức ăn ngon, canh ngọt rất dễ nuốt.

Q&As for the PMBOK® Guide Sixth Edition
Q&As là sách hỗ trợ thêm, để mọi người cô đọng thêm kiến thức trong quá trình học thi PMP. Sách này sẽ giúp bạn check lại những point cần lưu ý sau mỗi chương học.

2. Học, học nữa học mãi …

Mỗi người có một cách học khác nhau, có thể cách học của người này sẽ không phù hợp với người khác, thế nhưng mình cứ chia sẻ cách mình học để các bạn có nguồn tham khảo
Mình có một quy tắc là mỗi khi học thi chứng chỉ nào đó thì đều phải tìm hiểu kỹ mình sẽ học gì, làm gì và lên plan cụ thể từng ngày cho việc học thi đó. Nếu nhìn vào deadline chậm thì phải cố gắng cover để không ảnh hương đến tiến độ tổng thể, vì việc học thi các chứng chỉ là rất mệt mỏi nên mình khuyên các bạn cố gắng không để kế hoạch bị kéo dài ra.
Tổng quá trình học thi PMP nó sẽ rơi vào khoảng 300 -> 400 tiếng, mỗi ngày mình học khoảng 3 tiếng và học nhiều hơn vào cuối tuần nên cố gắng sau 3 tháng thì mình cũng lấy được PMP.

STEP 1 – Lên kế hoạch
Ở step đầu tiên này thì mình dựa vào đống tài liệu ở trên, xem kỹ từng quyển sách để lên kế hoạch cụ thể xem mỗi ngày học bao nhiêu trang, ngày nào học cái gì, sau đó thì cứ mapping theo để học thôi.

STEP 2 – Làm nóng máy
Ở step 2 này mình chỉ tập trung vào học sách HF, sau quá trình này mình đã có một lượng kiến thức cơ bản về các concept của PMP

STEP 3 – Tăng tốc
Giai đoạn này là giai đoạn sau khi học xong sách HF – Mình chuyển qua học sách Rita.
Ở giải đoạn này thì sách viết khó đọc hơn HF nhiều, cũng như là kiến thức nhiều hơn, chính vì thế nên cảm thấy học mãi, học mãi mà không hết được một chương.
Có rất nhiều lúc mình cảm thấy stress và muốn bỏ cuộc vì cứ học đến chương sau là không còn nhớ chương trước nó như thế nào nữa.
Sau một tháng đánh vật với quyển sách này thì mình cũng đã học xong, khá là mệt mỏi nhưng thấy rõ ràng là kiến thức đã tăng lên rất nhiều so với hồi mới học xong sách HF
Do kiến thức trong sách này khá nhiều nên mình dành thêm nửa tháng nữa để đọc sách này 1 lần nữa, trong quá trình đọc lại sách này thì mình cũng kết hợp với việc memo những ý chính để tiện ôn lại.

Sau giai đoạn tăng tốc này mình có dành thêm chút thời gian để đọc PMBOK cũng như ôn luyện kiến thức học trong quá trình học.
Cảm thấy kiến thức học đã ok rồi thì mình kết thúc quá trình học và chuyển qua quá trình luyện thị.

3. Vá lỗ hổng kiến thức

Giai đoạn luyện đề này là giai đoạn cần sự tập trung cao độ, vì mỗi khi đã bắt đầu làm quiz, làm đề, thời gian đã bắt đầu count thì không được để bị phân tâm bởi những việc khác.

Ví dụ như mình khi tập trung là mình sẽ cố tỏ vẻ căng thẳng, nguy hiểm. Vợ có gọi ra rửa bát nhất quyết phải kiên định, quay ra nhìn vợ với ánh mắt long lanh, đầy khổ hạnh là vợ lập tức động lòng thương và để yên cho mình tiếp tục chiến đấu (đôi khi cũng phải dùng khổ nhục kế anh em ạ). Chứ nếu như bạn nào không sắp xếp được thời gian tập trung, để đến lúc làm đề rồi mà người yêu cứ nhắn tin hờn dỗi bâng quơ, anh nào bị vợ gọi ra cho con bú thì thực sự chẳng có tí hiệu quả nào.

Cách mình luyện đề là sau khi tập trung làm đề thì mình luôn bỏ gấp đôi thời gian luyện đề để check lại từng câu xem sai ở đâu, tại sao sai, đúng ở đâu, tại sao đúng, có phải may mắn mà đúng không.
Mình luyện quiz bằng các nguồn sau.

  • Quiz cuối chapter ở những tài liệu mình note ở resource học
  • PMP® Exam Simulator của Rita – $259/6 tháng – Các câu hỏi của Rita rất sát với đề thi thật về cách ra đề (không phải đề thi thật đâu nhá), có chia theo các Knowledge Areas và các Process Group, rất tiện để ôn luyện.
  • Whizlab PMP®6 Exam Simulator – $39.95
  • PMP Exam Prep của Christopher Scordo

Giai đoạn luyện đề này thì mỗi lần làm đề sẽ mất 4 tiếng – chính vì thế nên khá là mệt mỏi và gây stress kinh khủng. Sau khi mình luyện khoảng 6 7 đề là mình thấy không thể chịu nổi nữa. Chính vì thế nên mình quyết định xuống núi sớm và may mắn Pass – Nhưng đối với anh em thì mình không suggest làm như mình mà nên cố gắng hơn mình, sau khi làm xong hết các đề, ôn luyện kỹ càng rồi hẵng xuống núi, chứ một lần tạch này là mất $400~500 đấy.

Ở bài tiếp theo mình sẽ chia sẻ với các bạn tất tần tật về việc làm thủ tục thi, review quá trình thi và những gì cần phải làm sau khi thi…

(to be continued…)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *