Luyện thi CSAP – P1: con đường đến với AWS Solution Architect Professional

Xin chào mọi người, sau 1 thời gian dài kể từ bài viết về Lambda - Serverless để dành thời gian dùi mài kinh sử luyện thi AWS Soluction Architect Professional thì 2 tuần trước mình đã thi và pass được chứng chỉ khó nhằn này.
Xả hơi 1 thời gian thì với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cho anh em trong công ty cũng như những người có dự định ôn và thi chứng chỉ này thì mình đã tổng hợp lại kinh nghiệm cũng như các tài nguyên mà mình đã sử dụng để phục vụ cho việc luyện thi.

Bài cũng hơi dài và cũng chứa nhiều yếu tố cá nhân nên nếu có gì không đúng mong mọi người bỏ qua cho nhé 😀

Con đường đến với AWS SA Pro

Cách đây 3 năm thì mình cũng đã thi đỗ chứng chỉ AWS Solution Architect - Associate, sau đó thì cũng may mắn có cơ hội tham gia dự án được tiếp xúc với nhiều loại service khác nhau để giải quyết các bài toán HA, Scaling, etc.

2 năm trước sau khi chuyển công việc và sang Nhật, kể từ đó thì trong khoảng 1 năm hầu như mình không còn làm sâu về AWS nữa mà chỉ quanh quanh làm web app thông thường. Chính vì cảm thấy cần phải tự nâng cao được trình độ của bản thân nên đã quyết định quay lại con đường cũ bằng việc ôn thi chính chỉ AWS Developer - Associate đã đỗ với mức điểm 960 vào cuối năm 2018.

Từ đó sau khi chuyển sang 1 dự án mới được làm chuyên sâu hơn về AWS từ các service ở mức độ enterpise đến các service để phát triển hệ thống Serverless. Và với nhu cầu công việc cũng như nâng cao kiến thức thì từ tháng 7 năm nay mình đã quyết định bắt đầu việc ôn luyện AWS SA Pro.

Về hệ thống chứng chỉ của AWS

Thì để giúp mọi người hiểu được tại sao mình lại lựa chọn thi AWS SA Pro cũng như hiểu rõ hơn về các loại chứng chỉ của AWS thì mình cũng xin phép giới thiệu qua về hệ thống chứng chỉ này. (ai biết rồi thì cứ skip nhé)

Ngoài ra thì hiện nay nhu cầu với kĩ sư có kinh nghiệm về AWS khá là cao với hứa hẹn mức lương tốt hơn tuy nhiên khó đánh giá được level của ứng viên cho nên việc thi được các chứng chỉ sẽ khiến cho profile đẹp hơn trong mắt HR và Sếp.

Hệ thống chứng chỉ nếu tính theo level thì có 3 cấp độ:

  1. Practitioner: cấp độ tương tự mức vỡ lòng, cung cấp cái nhìn khái quát về cloud cũng như các dịch vụ và AWS cung cấp. Theo mình đánh giá thì chứng chỉ này phù hợp với những ai tiếp cận từ non-IT muốn có hiểu biết về cloud, aws nhưng dùng cho 1 lĩnh vực không phải Technical
  2. Associate: mức độ hiểu biết về các dịch vụ mà AWS cung cấp, cách sử dụng, vận hành của các dịch vụ chính cũng như giải quyết các vấn đề ở hệ thống đơn giản.
  3. Professional: mức độ hiểu biết sâu hơn về hầu hết các dịch vụ ở mức enterprise, hiểu rõ các bài toán migration các hệ thống lớn lên cloud, bài toán về security, etc.

Ngoài bộ chứng chỉ theo level thì còn có các chứng chỉ Specialty theo chuyên môn nhất định. Hiện nay có 5 loại là Networking, Big Data, Security, Machine Learning, Alexa Skill tuy nhiên dự kiến tháng 4/2020 sẽ có thêm 1 chứng chỉ Specialty nữa về Database (AWS Coming Soon)

Về độ khó theo như Krishna Srinivasan CEO của Whizlabs đánh giá thì sẽ như bảng phía dưới:

Tên chứng chỉ Độ khó
Solutions Architect Associate Medium
Developer Associate Medium
SysOp Administrator Associate Little Hard
Solution Architect Professional Hard
DevOp Engineer Professional Very Hard

Về lộ trình thì theo ý kiến cá nhân của mình thường sẽ như sau:

  1. Đối với dev có kinh nghiệm thì bắt đầu luôn ở mức Associate với chứng chỉ SA > Developer > SysOps sau đó là level Pro với SA Pro > Devops. Cuối cùng là lấy các chúng chỉ specialty ở chuyên môn quan tâm.
  2. Nếu chỉ muốn tập trung vào mảng DevOps mà không muốn theo hướng thiết kế thì có thể bỏ qua SA Pro nhưng SA Associate theo mình đánh giá là cần thiết cho mọi người.

OK lan man thế là đủ rồi, giờ sẽ tập trung vào chứng chỉ AWS Solution Architect Professional.

Nội dung kì thi AWS SA Pro

Theo tài liệu chính thức của AWS thì chứng chỉ này sẽ đánh giá các kĩ năng:

  • Thiết kế và deploy các hệ thống trên AWS đảm bảo khả năng scale tự động, luôn vận hành trong mọi điều kiện (HA), có khả năng chịu lỗi (fault-tolerance) khi xảy ra sự cố, độ tin cậy cao
  • Lựa chọn các dịch vụ AWS phù hợp để thiết kế và deploy ứng dụng tùy theo yêu cầu của các hệ thống khác nhau.
  • Migrate các hệ thống lớn phức tạp từ on-premise lên cloud hoặc từ 1 hệ thống cloud khác sang AWS
  • Thiết kế và deloy các hệ thống vận hành, quản lí ở mức độ enterprise
  • Kinh nghiệm áp dụng các phương án để tối ưu chi phí (cost) sử dụng trên AWS

Và để đạt được các kí năng này thì AWS cũng recommend cần phải có các kiến thức và kinh nghiệm như sau:

  • 2 năm hoặc nhiều hơn kinh nghiệm về thiết kế và deploy hệ thống cloud trên AWS
  • Có khả năng đánh giá yêu cầu để đưa ra kiến trúc phù hợp cũng như xây dựng và triển khai ứng dụng đó lên AWS
  • Có khả năng đưa ra các best practice xây dựng hệ thống multi-applications, enterpise.
  • Quen thuộc với các ngôn ngữ scripting
  • Quen thuộc với Windows và Linux
  • Quen thuộc với AWS CLI, AWS APIs, CloudFormation Templates, AWS Console, etc.
  • Hiểu và áp dụng đc 5 mục chính của AWS Well-Architected Framework
  • Map business objectives với yêu cầu của application/architecture
  • Xây dựng hệ thống Cloud hybrid sử dụng các service, công cụ của AWS (e.g., VPN, AWS Direct Connect)
  • Xây dựng CI, CD

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình thì với điều kiện cần và đủ ban đầu như bên dưới cùng với việc bù đắp các kiến thức theo yêu cầu của AWS là có thể thi được:

  1. Cần:
    • Có kinh nghiệm thực sự về các dịch vụ của AWS tối thiểu 1 năm
    • Có kinh nghiệm cũng như kiến thức về xây dựng hệ thống full-life-cycle từ phát triển cho đến triển khi cũng như vận hành thực tế
  2. Đủ:
    • Dành ít nhất 2-3h trung bình 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng liên tục
    • Hạn chế các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc keep tiến độ như OT, nhậu nhẹt :v :v
    • Có người tham gia cùng ôn luyện (cái này khá quan trọng)

Về bài thi:

  • Thời gian 180 phút (có thể request thêm 30 phút cho người thi không nói tiếng anh, cái này thì mình sẽ có hướng dẫn ở bài sau)
  • câu hỏi: 75 câu gồm 2 loại
    • multiple choice: chọn 1 câu đúng
    • multiple response: chọn nhiều đáp án đúng (cái này khoai phết)

Chi tiết hơn nữa về tỉ lệ % câu hỏi của từng domain thì có thể xem trong tài liệu CSAP Exam Guide

Tạm dừng

OK giới thiệu thế là đủ rồi, do bài biết cũng đã dài nên mình xin phép tạm dừng ở đây. Hẹn mọi người ở part 2 về kinh nghiệm ôn luyện cũng như hướng dẫn đi thi nhé.

from Lưu Ngọc Mạnh with love

Tài liệu tham khảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *